BẠN BIẾT GÌ VỀ BỆNH LÝ ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN

 

🧐 ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN LÀ GÌ ?
🔰 Trong Y học cổ truyền (YHCT), đau dây thần kinh liên sườn thuộc phạm vi chứng hiếp thống. Hiếp thống là đau một hoặc hai bên mạn sườn. Hai bên mạn sườn là đường tuần hoàn của kinh túc quyết âm can và kinh túc thiếu dương đởm, đau mạn sườn phần nhiều có quan hệ mật thiết đến bệnh của can, đởm.
🔰 Còn theo y học hiện đại đau dây thần kinh liên sườn là bệnh cảnh xuất hiện khi dây thần kinh liên sườn bị tổn thương (viêm nhiễm, chèn ép). Tùy vào nguyên nhân gây tổn thương, mức độ, số lượng dây thần kinh liên sườn bị tổn thương trên lâm sàng mà bệnh nhân có các triệu chứng khác nhau.
🔰 Bệnh điển hình với các cơn đau nhói từng đợt hoặc kéo dài dọc theo đường đi của dây thần kinh liên sườn, đau tăng khi ấn vào, ho, hít thở sâu.
💢 Các nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn theo y học hiện đại có:
▪️ Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát: Do lạnh hoặc do vận động sai tư thế hoặc quá tầm
▪️ Thoái hóa cột sống
▪️ Lao cột sống hoặc ung thư cột sống
▪️ Bệnh lý tủy sống
▪️ Chấn thương cột sống
▪️ Zona
💢 Còn theo Y học cổ truyền bệnh chủ yếu do một số nguyên nhân sau:
▪️ Phong hàn:
Do cảm phải phong hàn tà gây trở ngại kinh lạc, can khí hoành nghịch. Mạch lạc của can đởm mất hòa giáng gây ra. Gây ra các triệu chứng: Đau liên sườn dọc theo đường đi của dây thần kinh, đau nhất ở vùng rễ sau lưng, đường nách giữa, sau ức đòn, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng. Mạch phù.
▪️ Khí uất, khí trệ:
Do tình chí bị kích thích hoặc no đói thất thường ảnh hưởng đến sơ tiết can khí gây can khí uất kết. Gây ra các triệu chứng: Đau vùng hạ sườn, điểm đau không cố định, thậm chí đau như bó chặt vùng ngực sườn xuyên ra lưng và vai, đau tăng khi tình chí kích động. Tinh thần uất ức hay cáu gắt, cảm giác bí bách trong ngực, hay thở dài, ợ hơi, bụng chướng không muốn ăn. Lưỡi rêu mỏng. Mạch huyền hoặc huyền sác.
▪️ Hỏa uất:
Do can khí uất kết lâu ngày hóa hỏa hoặc tà uất thiếu dương ảnh hưởng đến sự sơ tiết của can. Gây ra hai tình huống lâm sàng:
– Do bệnh cảnh can uất hóa hỏa: Vùng sườn cảm giác nóng rát, đau, tình chí không yên, dễ cáu, đầu đau mặt đỏ, tai ù, tâm phiền mất ngủ, ợ chua, miệng đắng mà khô, đại tiện nóng rát, chất lưỡi đỏ, rêu vàng. Mạch huyền sác.
– Do bệnh cảnh tà uất thiếu dương: Ngực sườn chướng, đau, hàn nhiệt vãng lai, đau đầu chóng mặt, miệng đắng họng khô, ăn kém, tâm phiền buồn nôn, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng hơi bẩn. Mạch huyền sác.
▪️ Huyết ứ:
Do sang chấn hoặc khí trệ lâu ngày dẫn đến huyết ứ gây ra đau. Bệnh cảnh: Vùng mạng sườn đau như kim châm, đau cố định, đau tăng về đêm, có thể có vết sang thương, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết. Mạch trầm sáp hoặc huyền sáp.
▪️ Thấp nhiệt:
Thấp nhiệt ở trung tiêu ôn kết lại làm can đởm sơ tiết mất điều đạt gây ra đau. Bệnh cảnh: Sườn đau miệng đắng, ngực bụng đầy chướng, ăn kém, tiểu tiện ngắn đỏ, lưỡi đỏ, rêu vàng bẩn. Mạch hoạt sác.
✏️ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:
1️⃣ Điều trị dùng thuốc:
✅ Thuốc giảm đau
✅ Chống viêm không steroid (NSAIDs)
✅ Thuốc giãn cơ
✅ Thuốc giảm đau thần kinh
✅ Kết hợp thuốc an thần, thuốc ức chế trầm cảm khi cần thiết
2️⃣ Y học cổ truyền:
✅ Châm hoặc cứu hoặc cấy chỉ vào các huyệt
✅ Thủy châm
✅ Xoa bóp bấm huyệt
✅ Thuốc YHCT
3️⃣ Phục hồi chức năng:
✅ Chiếu đèn hồng ngoại, đắp parafin
✅ Điện xung, điện phân thuốc, siêu âm, vận động trị liệu
👁 Xem thêm:
✅Bài viết của Sở Y tế TP.HCM về An Nhiên “mô hình điều trị không dùng thuốc”: https://medinet.gov.vn/…/tin-anh-mo-hinh-phong-kham-da…
✅Phóng sự của Đài truyền hình TP.HCM (HTV): https://www.youtube.com/watch?v=44EzrijWpLY
✅TOP6️⃣phòng khám đa khoa chất lượng TPHCM 2019, #An_Nhiên xếp thứ 4️⃣ trong 202 PKĐK, là phòng khám vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, YHCT duy nhất: https://medinet.gov.vn/…/ket-qua-danh-gia-chat-luong…
—————————–
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG AN NHIÊN (mã BHYT: 79-578)
🕧 Áp dụng BHYT: ▪️T2 – T7: 7:00 – 19:00
🏥 87. Trường Chinh, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM
➡️Gần Trung tâm triển lãm Tân Bình, đoạn giữa Nguyễn Thái Bình và Xuân Hồng, cách Ngã Tư Bảy Hiền (BV Thống Nhất) khoảng 300m
☎️Hotline: 0943.234.579
💬Zalo: 0888.799.300
2023-08-14T15:05:51+07:00
Call Now Button