
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD – chronic obstructive pulmonary disease) là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn luồng khí, là hậu quả của những bất thường của đường thở và/hoặc phế nang.

Nguyên nhân:

Phơi nhiễm với các phân tử hoặc khí độc hại, trong đó khói thuốc lá, thuốc lào là yếu tố nguy cơ chính, ô nhiễm không khí và khói chất đốt cũng là yếu tố nguy cơ quan trọng gây COPD.

Bệnh cảnh lâm sàng thường gặp:
– Bệnh hay gặp ở nam giới trên 40 tuổi
– Tiền sử: Hút thuốc lá, thuốc lào (bao gồm cả hút thuốc chủ động và thụ động). Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà, hơi, khí độc. Nhiễm khuẩn hô hấp tái diễn, lao phổi,… Tăng tính phản ứng đường thở (hen phế quản hoặc viêm phế quản co thắt)
– Ho, khạc đờm kéo dài không do các bệnh phổi khác
– Khó thở: Tiến triển nặng dần theo thời gian
– Các triệu chứng ho khạc đờm, khó thở dai dẳng và tiến triển nặng dần theo thời gian
– Nếu người bệnh có khí phế thũng có thể thấy lồng ngực hình thùng
– Giai đoạn muộn có thể thấy những biểu hiện của suy hô hấp mạn tính: tím môi, tím đầu chi, thở nhanh.

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Theo Y học cổ truyền, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thuộc phạm vi các chứng như: “Đàm ẩm”, “Khái thấu”, “Khái suyễn”…
– Khái thấu là ho vừa có tiếng, vừa có đờm
– Đàm và ẩm là sản phẩm bệnh lý được hình thành do quá trình rối loạn chuyển hóa tân dịch trong cơ thể
– Suyễn là chỉ tình hình khó thở mà nguyên nhân cơ bản do suy giảm chức năng của tạng phế và tạng thận. Khi khó thở kéo dài kèm theo ho và khạc đờm gọi là “Khái suyễn”, đây là chứng bệnh có biểu hiện lâm sàng rất gần với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Cơ chế bệnh sinh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của khái suyễn là do phế khí mất tuyên thông, đưa đến thượng nghịch, làm phát sinh các triệu chứng ho, khạc đờm, khó thở…

Các nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính theo YHCT

Ngoại cảm: Trước hết phải nói đến phong tà, tiếp đó là hàn, thấp, nhiệt và táo tà. Các tà khí kết hợp với nhau tạo nên nhiều thể bệnh như: phong hàn khái suyễn, phong nhiệt khái suyễn, ôn táo khái suyễn

Nội thương: Do nhiều yếu tố khác nhau như tiên thiên bất túc, ẩm thực thất điều, tình chí rối loạn, phòng dục và lao lực quá độ, ngoại cảm lâu ngày… làm rối loạn chức năng của các tạng phủ, đặc biệt là tỳ, phế, thận mà phát sinh ra chứng Khái suyễn

Bất nội ngoại nhân: Do hút thuốc lá, thuốc lào, làm việc trong môi trường độc hại (công nhân nhà máy hóa chất, công nhân làm việc trong hầm lò…), ô nhiễm không khí… làm tổn thương, rối loạn chức năng của phế mà sinh ra chứng Khái suyễn.

ĐIỀU TRỊ:

YHCĐ:
Lựa chọn thuốc YHHĐ theo giai đoạn và mức độ nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính GOLD 2023.

YHCT:

Châm cứu

Nhĩ châm, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt

Thuốc YHCT

PHCN:

Tập vận động trị liệu hô hấp

Tập ho có trợ giúp

Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực

Điều trị không dùng thuốc:
Bên cạnh việc dùng thuốc tất cả các thể lâm sàng YHCT cần tuân thủ nguyên tắc:

Ngừng tiếp xúc với yếu tố nguy cơ

Cai nghiện thuốc lá

Tiêm vacxin phòng nhiễm trùng đường hô hấp

Vệ sinh mũi họng thường xuyên

Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt

Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc

PHÒNG BỆNH

Tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ: thuốc lá, ô nhiễm không khí…

Quản lý tốt các bệnh phổi mạn tính: hen phế quản, lao phổi

Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh nhiễm trùng hô hấp

Xem thêm:
—————————–
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA TRỊ LIỆU VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG AN NHIÊN (mã BHYT: 79-578)

Áp dụng BHYT:

T2 – T7: 7:00 – 19:00

87. Trường Chinh, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Gần Trung tâm triển lãm Tân Bình, đoạn giữa Nguyễn Thái Bình và Xuân Hồng, cách Ngã Tư Bảy Hiền (BV Thống Nhất) khoảng 300m

Hotline: 0943.234.579

Zalo: 0888.799.300